Giải thích nguyên nhân của hiện tượng vì sao có sóng thần xảy ra?


Giải thích nguyên nhân của hiện tượng vì sao có sóng thần xảy ra?

Mới gần đây nhất, không chỉ là người dân nằm trong vùng chịu thiệt hại nặng nề về cả người và tài sản của trận sóng thần khủng khiếp xảy ra tại Tohoku của Nhật bản mà cả những người dân khắp nơi trên thế giới không khỏi hết bàng hoàng bởi sự tàn phá khủng khiếp của trận thiên nhiên nổi giận giữ dội này. Trước một thực tế đáng sợ đó thì những lời giải thích về nguyên nhân của hiện tượng vì sao có sóng thần xảy ra đã và đang ngày càng được các nhà khoa học khắp nơi trên thế giới quan tâm hơn, và dĩ nhiên là nhằm mục đích tìm ra những biện pháp hữu hiệu trong việc phòng tránh & dự báo thiên tai do thiên nhiên tạo ra.

Hãy cùng nhau giữ yên bình cho mái nhà chung của con người với những hiểu biết cần thiết về thiên nhiên. Và sóng thần, một hiện tượng tàn phá mọi bước cản của con người đang là câu hỏi gối đầu của nhiều nhà khoa học trên trái đất. Họ giải thích được cho chúng ta thấy nguyên nhân vì sao có sóng thần xảy ra cũng như cách dự báo sóng thần là gì, nhưng vẫn là sự trăn trở với câu hỏi “Cách phòng chống hiện tượng thiên tai này như thế nào”

Hiện tượng sóng thần là gì?
Chúng ta có thể giải thích về nguyên nhân gây ra hiện tượng sóng thần như sau: Sóng thần có thể hình thành do bất cứ một biến động nào trong lòng biển mà biến động đó có thể chiếm một thể tích lớn nước làm mất trạng thái cân bằng. Trượt lở đất ngầm, các trận động đất lớn có thể sản sinh ra sóng thần.
Trong quá trình trượt lở, trạng thái cân bằng của mực nước biển bị biến đổi do sự dịch chuyển của đất đá trên thềm biển. Tương tự như vậy, những phun trào mãnh liệt của núi lửa ngầm tạo ra một lực đẩy vô cùng lớn, chiếm chỗ cột nước và hình thành sóng thần. Khối lượng lớn đất đá do bị sạt lở trên bờ, rơi xuống làm xáo động nước biển từ phía trên mặt. Khối đất đá này cũng chiếm chỗ nước, phá vỡ trạng thái cân bằng của nước và kết quả là sự hình thành sóng thần. Không giống như sóng thần được tạo thành do động đất, những dạng sóng thần được hình thành không mang yếu tố địa chấn thường tan biến một cách nhanh chóng và rất hiếm khi tác động được đến vùng bờ biển ở xa.
 
Giải thích nguyên nhân của hiện tượng vì sao có sóng thần xảy ra?
 
Tham khảo về: Hiện tượng tự nhiên bí ẩn
 
Sóng thần có những đặc điểm giống với sóng nước nông (shallow-water waves). Sóng nước nông khác với sóng mà chúng ta vẫn nhìn thấy ở bờ biển. Sóng biển được hình thành do gió thổi trên mặt biển (wind-generated waves). Sóng biển thường có tính chu kỳ, thời gian giữa các sóng kế tiếp, là khoảng từ 5 đến 20 giây, bước sóng khoảng từ 100 m đến 200 m.
 
Đối với sóng thần, thời gian giữa các sóng kế tiếp có thể là 10 phút, có trường hợp đến 2 giờ đồng hồ và bước sóng có thể đạt 500 km. Do có bước sóng lớn, sóng thần có những đặc điểm giống với sóng nước nông. Một sóng được coi như là giống sóng nước nông khi tỷ lệ giữa độ sâu thềm biển và bước sóng rất nhỏ.
Tốc độ của sóng nước nông là căn bậc hai của tích gia tốc trọng trường với độ sâu thềm biển.
 
Tốc độ của sóng nước nông là căn bậc hai của tích gia tốc trọng trường với độ sâu thềm biển. Tốc độ suy giảm năng lượng của sóng tỷ lệ nghịch với độ dài bước sóng. Vì vậy, với bước sóng lớn, sóng thần thất thoát rất ít năng lượng trong quá trình lan truyền.
   
Sóng thần di chuyển với tốc độ rất nhanh, có thể tới 890 km/h ở vùng biển sâu 6100 m. Nó có thể đi xuyên qua Thái Bình Dương chỉ trong vòng chưa đầy 1 ngày. Vì tốc độ lan truyền của sóng liên quan mật thiết đến độ sâu mực nước – cùng với sự giảm độ sâu mực nước là sự giảm tốc độ của sóng. Tuy nhiên, do năng lượng toàn phần được bảo toàn, nên khi tốc độ của sóng giảm thì năng lượng của nó sẽ tạo nên những con sóng khổng lồ, thẳng đứng, có thể cao đến trên 10 m, thậm chí có thể đến 30 m. Điều này cho phép chúng ta giải thích vì sao sóng thần hầu như không thể nhận biết ở những vùng biển sâu nhưng lại bất ngờ đổ ập vào bờ với những con sóng khổng lồ có sức tàn phá ghê gớm. Sự có mặt của những rạn san hô, địa hình cao đáy biển, cửa sông, vịnh, độ dốc của thềm lục địa… đều có thể làm giảm bớt năng lượng của sóng thần giúp cho ảnh hưởng của sóng thần đến những vùng ven bờ sẽ giảm đi phần nào. 
 
Hiếm khi sóng thần trở thành sóng đổ lớn và có dạng cột. Đôi khi, sóng thần bị hóa giải từ khi còn xa bờ. Hoặc trong những trường hợp hiếm hoi, chúng có thể trở thành triều xoáy – “sóng bậc thang” đổ dốc về phía trước. Sóng thủy triều dâng cao cũng có thể xuất hiện nếu như sóng thần di chuyển từ vùng biển sâu vào nơi vịnh nông hoặc cửa sông. Mực nước có thể lên cao đến vài mét. Trong một số trường hợp cá biệt, mực nước dâng cao hơn 15 m đối với sóng thần xa nguồn và có thể lên đến hơn 30 m đối với những sóng hình thành gần chấn tâm. Đợt sóng đầu tiên chưa hẳn đã có mức tàn phá lớn nhất trong chuỗi các sóng. Một vùng bờ biển có thể không quan sát được sự tác động của sóng, trong khi những vùng khác, sóng thần có thể rất lớn và mãnh liệt. 
 
Sóng thần có thể gây lũ lụt lan sâu vào trong đất liền đến 305 m, thậm chí xa hơn, nước và các mảnh vụn bao phủ cả vùng rộng lớn. Lũ do sóng thần gây ra có xu hướng cuốn trôi sinh mạng và tài sản ra phía đại dương. Sóng thần đạt độ cao lớn nhất khi đến bờ, được gọi là “mức dâng của sóng tại bờ”.
 
Do khả năng tàn phá rất nghiêm trọng của sóng thần, từ lâu đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới về sự hình thành và lan truyền của sóng thần. Các nghiên cứu đều tập trung vào mục đích xây dựng một hệ thống dự báo và cảnh báo sóng thần có thể cho phép tính toán dự báo và đưa ra bản tin cảnh báo sóng thần với thời gian ngày càng rút ngắn. Sử dụng các số liệu về động đất và sóng thần trong quá khứ, các nghiên cứu đã tìm cách xác lập mối liên hệ giữa các thông số của động đất và các thông số của sóng thần để dự báo sự hình thành của sóng thần dựa trên các thông số của động đất như chiều dài, chiều rộng và độ sâu của dải đứt gẫy chính, góc nghiêng, góc trượt, góc tác động lên khối nước, khoảng cách và tốc độ dịch chuyển của khối đất đá.
 
Do là sóng dài, sóng thần gây chuyển động của nước biển từ mặt tới tận đáy đại dương. Bởi vậy, nguồn năng lượng do sóng thần vận chuyển đi là rất lớn, bao hàm nguồn năng lượng lớn, tốc độ truyền nhanh và có thể vượt đại dương. Một cơn sóng thần có chu kỳ dài từ mười phút đến vài giờ và bước sóng dài hàng trăm km, khác biệt với sóng gió có chu kỳ chỉ khoảng 10 giây và bước sóng khoảng 150m.
Người ta đã cố gắng xác lập mối liên hệ giữa độ cao của sóng thần khi tới bờ.
 
Giải thích nguyên nhân của hiện tượng vì sao có sóng thần xảy ra? 1
 

Những món quà bạn không thể bỏ lỡ…! 

Nếu bạn đang cần tìm một món quà thật hoàn hảo “CÓ 1 KHÔNG 2” cho mình hoặc dành tặng một ai đó mà bạn thực sự muốn làm hài lòng họ, thì đây là sự lựa chọn tuyệt vời nhất hiện nay tại Việt nam: Nên tặng quà gì ý nghĩa

 
Những trận sóng thần lớn nhất trong lịch sử trên thế giới
Sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004 và tại Tohoku, Nhật Bản năm 2011 vẫn là nỗi ám ảnh lớn nhất với nhân loại bởi sức hủy diệt kinh hoàng của chúng.
 
Ngày 26/12/2004, Thế giới chứng kiến trận động đất 9,2 độ Richter tại Ấn Độ Dương tạo ra sóng thần tràn vào 14 quốc gia và cướp sinh mạng của hơn 225.000 người. Sóng cao tới 30 m tàn phá cộng đồng dân cư ven biển ở Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan và các quốc gia lân cận khác. Indonesia là quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất. Cho đến nay, thiên tai này vẫn là một trong những thảm họa thiên nhiên gây nhiều thương vong nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. China.org.cn xếp trận đại sóng thần Ấn Độ Dương ở vị trí thứ nhất vì sức hủy diệt kinh hoàng mà nó gây ra cho con người.
 
Gần 4 năm trôi qua nhưng thảm họa kép động đất, sóng thần Nhật Bản vẫn là nỗi kinh hoàng của người dân đất nước mặt trời mọc. Ngày 11/3/2011, động đất mạnh 9 độ Richter gây sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản. Sóng cao tới 40,5 m mang chết chóc đến các tỉnh ven biển. Ngày 10/2/2014, Cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật xác nhận 15.884 người thiệt mạng, 6.148 người bị thương và 2.633 người mất tích, 127.290 ngôi nhà bị tàn phá. China.org.cn xếp thiên tai này ở vị trí thứ 2 trong 10 trận sóng thần tàn phá thảm khốc nhất từ đầu thế kỷ 20 tới nay.
 
Cơn đại địa chấn mạnh 9,5 độ Richter xảy ra chiều ngày 22/5/1960 tại thành phố Valvia, Chile trong vòng 10 phút và gây sóng thần. Sóng cao tới 25 m tàn phá miền nam Chile, Hawaii, Nhật Bản, Philippines, phía đông New Zealand và vùng đông nam Australia. Khoảng 5.700 người thiệt mạng trong thảm họa này. Nhiều nguồn tin khác cho rằng số người chết lên tới 6.000.
 
Một trận động đất mạnh 8 độ Richter đã xảy ra ngày 16/8/1976 gần quần đảo Mindanao và Sulu của Phlippines kéo theo sóng thần. Sóng lớn đã tàn phá vùng ven biển khiến hơn 8.000 người chết hoặc mất tích, 10.000 người bị thương, 90.000 người mất nhà cửa.
 
Ngày 17/7/1998, động đất mạnh 7,1 độ Richter gây sóng thần lớn đã cướp sinh mạng của hơn 2.200 người gần khu vực Aitape ở bờ biển Tây Bắc Papua New Guinea. Thêm vào đó, thiên tai này còn khiến hàng nghìn người bị thương, 500 người mất tích và 9.500 người mất nhà cửa.
 
Động đất ở Sanriku, Nhật Bản mạnh 8,4 độ Richter xảy ra vào ngày 2/3/1933 tại bờ biển Sanriku. Tâm chấn cách phía đông của thành phố Kamaishi, tỉnh Iwate 290 km về phía đông. Do nằm xa khu dân cư nên động đất không gây nhiều ảnh hưởng tới người dân. Tuy nhiên, sóng thần xảy ra sau đó gây ra cảnh chết chóc. Tại tỉnh Iwate, những con sóng hung dữ cao tới 28,7 m. 1.522 người chết trong thảm họa này.
 
Động đất tại Chile năm 2010 xảy ra ngoài khơi vùng biển Maule vào lúc 3h34 ngày 27/2/2010 với độ mạnh 8,8 độ Richter và diễn ra trong vòng 3 phút. Động đất kéo theo sóng thần tàn phá các tỉnh ven biển ở miền nam và miền trung. Chile cũng đưa ra cảnh báo sóng thần ở 53 quốc gia. Theo các nguồn tin chính thức, số người thiệt mạng trong thảm họa này là 525 người và 25 người khác mất tích.
 
Động đất 7,7 độ Richter gây sóng thần ở vùng biển phía nam của đảo Java, Indonesia ngày 17/7/2006. Sóng cao hơn 3 m và tiến sâu vào đất liền khoảng 200 m tàn phá làng mạc, nhà cửa và khiến hơn 668 người thiệt mạng, ít nhất 65 người mất tích.
 
Ngày 12/7/1993, động đất mạnh 7,8 độ Richter làm rung chuyển bờ biển Hokkaido và hòn đảo Okushiri của Nhật Bản kéo theo sóng thần. Trong vòng 5 phút, những con sóng lớn đã tấn công bờ biển Okushiri và Hokkaido. Cơ quan khí tượng Nhật Bản đưa ra cảnh báo nhưng quá muộn đối với người dân ở Okushiri. Sóng thần đã tràn vào nhiều vùng của khu vực này khiến 165 người chết.
 
Một trận động đất mạnh 9,2 độ Richter được ghi nhận tại Alaska, Mỹ ngày 27/3/1964 khiến nhiều nhà cửa rung chuyển sau đó sập. Sóng thần do động đất gây ra khiến 139 người tử vong. Trận địa chấn này được đánh giá là mạnh nhất trong lịch sử Mỹ và Bắc Mỹ.
 
Hãy chung tay góp sức để bảo vệ môi trường sống, giữ lại sự bình yên cho môi trường của tự nhiên. Bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ chính bạn và xã hội. Đó cũng chính là thông điệp gửi đến bạn đọc qua bài viết Giải thích sóng thần là gì & nguyên nhân của hiện tượng vì sao có sóng thần xảy ra?