Giải thích hiện tượng mưa phùn, mưa ngâu, mưa bong bóng là gì?


Giải thích hiện tượng mưa phùn, mưa ngâu, mưa bong bóng là gì?

Mưa là một dạng ngưng tụ của hơi nước khi gặp điều kiện lạnh, mưa có các dạng như: mưa phùn, mưa rào, mưa đá, các dạng khác như tuyết, mưa tuyết, sương. Khi có quá nhiều giọt nước hình thành ở mây, lâu ngày các đám mây càng nặng (do những giọt nước quá nhiều) sẽ rơi xuống tạo thành mưa.
Mưa được tạo ra khi các giọt nước khác nhau rơi xuống bề mặt Trái Đất từ các đám mây. Không phải toàn bộ các cơn mưa đều có thể rơi xuống đến bề mặt, một số bị bốc hơi trên đường rơi xuống do đi qua không khí khô, tạo ra một dạng khác của sự ngưng đọng.

Chúng ta giải thích như thế nào về các hiện tượng mưa phùn, mưa ngâu hay mưa bong bóng là gì? Liệu nó có ảnh hưởng hay có tác động tích cực đến môi trướng sống hay không? Hãy cùng tìm hiểu về những cơn mưa rất thân quen này.

Giải thích hiện tượng mưa phùn là gì?
Từ lâu, mưa phùn vẫn là điều khó hiểu với các nhà khí tượng. Một mặt, họ tin rằng các giọt nước phải mất hàng giờ mới đạt tới kích cỡ hạt mưa phùn. Mặt khác, họ cũng hiểu rõ các đám mây gây mưa chỉ tồn tại trong khoảng nửa giờ. Vậy mưa phùn làm sao có đủ thời gian để hình thành? Hai nhà khoa học Mỹ nay đã có câu trả lời.
Robert McGraw và Yangang Liu, phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven, New York (Mỹ) nhận định, mưa phùn hình thành nhanh hơn nhiều so với chúng ta tưởng, không cần đến 1 giờ như giả thuyết trước đây. Ngay cả khi mật độ hạt nước dưới đám mây chưa đạt đến giới hạn tạo mưa, chúng cũng mau chóng liên kết với nhau, tạo thành các hạt to hơn và rơi xuống, khiến ta ướt sũng.
 
Giải thích hiện tượng mưa phùn, mưa ngâu, mưa bong bóng là gì? 1
 
Theo các nhà khoa học, trong khi những giọt mưa thông thường có đường kính ít nhất từ 2 milimét trở lên, và lao xuống đất với tốc độ khoảng 9m/giây, thì hạt mưa phùn thường chỉ cỡ khoảng 1 milimét, và sà xuống đất thong thả hơn nhiều, khoảng nửa mét/giây (chính xác hơn là chúng bị các dòng khí thổi đi lang thang). Hai loại mưa này được hình thành trong hai điều kiện khác nhau: mưa thông thường xuất hiện khi các dòng khí bốc lên cao, khiến các giọt nước va chạm nhau, hợp nhất và trở nên to ra. Còn mưa phùn hình thành trong điều kiện tĩnh lặng hơn – không có dòng khí nào nâng chúng lên như vậy cả.
Dù trong điều kiện nào, giọt mưa vẫn được hình thành theo cùng một cách thức: Trong khoảng 20 phút đầu tiên, các phân tử hơi ẩm trong không khí ngưng tụ, tạo thành giọt có đường kính khoảng 0,04 milimét (cũng trong khoảng thời gian này, giọt nước trải qua giai đoạn tạo hạt nhân ngưng kết – tức giai đoạn nó lớn tới một kích cỡ nhất định, mà từ đó trở đi, lượng nước hấp thụ được sẽ lớn hơn lượng nước bốc hơi). Từ 0,04 milimét, giọt nước bắt đầu rơi xuống và to dần lên, chủ yếu là do hợp nhất với các hạt xung quanh.
Theo một giả thuyết phổ biến hiện nay, từ kích cỡ 0,04 milimét, các giọt nước phải mất thêm 1 giờ nữa mới đạt tới kích cỡ hạt mưa phùn. Tuy nhiên, thực tế là các đám mây tạo mưa thường chỉ tồn tại khoảng nửa giờ. Nếu thế, chẳng lẽ thời gian hình thành mưa lại lâu hơn cả tuổi thọ của đám mây? Điều này thật vô lý.
Mô hình mới của McGraw và Liu đã làm sáng tỏ điều này. Họ giả thuyết rằng, trong giai đoạn hợp nhất (tức là khi hạt lớn hơn 0,04 milimét), các giọt nước phải vượt qua một “rào cản” thứ hai, tương tự như giai đoạn tạo hạt nhân ngưng kết. Vượt được “quan ải” này, giọt nước sẽ phình ra nhanh chóng.
Tính toán cho thấy, quả thực, trong điều điện độ ẩm của các đám mây gây mưa, tốc độ “vượt rào” lần hai của các giọt nước rất nhanh, và thời gian chúng cần để chuyển sang kích cỡ hạt mưa phùn ít hơn nhiều so với 1 giờ. Chính vì thế, mưa phùn có thể xuất hiện trong những khoảng thời gian rất ngắn.
 
Hiện tượng mưa ngâu là gì?
Mưa Ngâu là tên gọi cho những cơn mưa xuất hiện vào đầu tháng 7 Âm lịch ở Việt Nam hàng năm. Trong dân gian có câu tục ngữ: “vào mùng 3, ra mùng 7”, nghĩa là mưa sẽ có vào các ngày mùng 3 đến mùng 7, 13 đến 17 và 23 đến 27 âm lịch. Các cơn mưa thường không liên tục, rả rích, do vậy mới có cụm từ “trời mưa sụt sùi” để chỉ mưa Ngâu.
 
Giải thích hiện tượng mưa phùn, mưa ngâu, mưa bong bóng là gì? 2
 
Nguồn gốc: Ngày xưa có nàng Chức Nữ là con gái yêu của Trời suốt ngày chăm chỉ dệt vải. Trời xe duyên với một chàng trai được người được nết tên là Ngưu Lang. Chàng lo chăm sóc đàn trâu của nhà Trời. Hai người sống rất hạnh phúc. Tuy nhiên chỉ suốt ngày bên nhau cho nên đã chênh mảng công việc Trời giao. Khung cửi bỏ không, đàn trâu gầy đói. Trời giận dữ đày cả hai xuống bờ sông Ngâu, nhưng bắt mỗi người ở một bên bờ. Mỗi năm Trời chỉ cho hai người gặp nhau một lần vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch. Vào ngày ấy, bao giờ cũng mưa dầm dề, đó là nước mắt của cả Ngưu Lang lẫn Chức Nữ. Nhân dân gọi đó là mưa Ngâu (đọc chệch chữ Ngưu).
Theo truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ thì mỗi khi Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau, họ đã khóc và nước mắt của họ rơi xuống trần gian hoá thành cơn mưa, đó chính là mưa Ngâu. Do vậy, người ta còn gọi họ là ông Ngâu bà Ngâu. Truyện kể rằng, cứ sau khi hàn huyên tâm sự, họ lại khóc cho nên các cơn mưa mới không liên tục, lúc mưa, lúc tạnh.
 
Mưa bong bóng là gì?
Người ta nói, hiện tượng mưa bong bóng thường dai dẳng hơn những cơn mưa bình thường; điều này có liên quan đến thời gian kéo dài cơn mưa với sự hình thành bong bóng trên bề mặt lớp nước mưa:
1) Màng bong bóng được tạo thành do lực liên kết các phân tử nước bền hơn.
2) Đám mây mang hơi nước có điện tích làm tăng lực liên kết sẽ huy tập lượng nước đủ lớn ở trên không, khi rơi xuống tạo thành mưa thì cơn mưa sẽ kéo dài thời gian mưa lâu hơn bình thường.
3) Giọt nước mưa rơi xuống mặt nước (vũng nước) đủ mạnh tạo một khoảng trống không khí và nhanh chóng được bao phủ bởi lớp màng nước có lực liên kết lớn giữa các phân tử nước với nhau.
 
Giải thích hiện tượng mưa phùn, mưa ngâu, mưa bong bóng là gì? 3
 

Tham khảo về: Hiện tượng tự nhiên bí ẩn

 
Ba giả định này giải thích tại sao mưa bong bóng thường kéo dài dai dẳng với lượng nước mưa nhiều hơn bình thường.
Vần đề còn lại làm sao biết khi nào lực liên kết giữa các phân tử nước bền hơn có lẽ là do lực hút giữa điện tích tăng lên do sự chuyển động của các phân tử hay chênh lệch nóng lạnh cao diễn ra trong thời gian ngắn đột ngột

 
Trên đây là một số những nghiên cứu giải thích cho các sự vật hiện tương mưa phùn, mưa ngâu, mưa bong bóng là gì? Nó giúp chúng ta hiểu biết xâu hơn về nguồn gốc hay nguyên nhân hình thành và tạo ra nó, những thông tin bổ ích cho cuộc sống của con người.