Giải thích hiện tượng tại sao trời bị nồm ẩm ướt & cách xử lý


Giải thích hiện tượng tại sao trời bị nồm ẩm ướt & cách xử lý

Một cảm giác thật khó chịu khi bạn đang phải bước trên nền nhà của mình với mặt sàn ẩm ướt, thậm chí có thể khiến bạn bị té ngã bất cứ lúc nào. Và rồi trên tường, trần nhà như một cơ thể đang đổ mồ hôi khi đứng giữa sa mạc nắng nóng. Những chiếc ga, chiếc gối và cả chiếc chăn bạn vẫn thường ôm nó mỗi khi đi ngủ cũng vì thế mà ẩm ướt khó chịu không còn mùi thơm như trước. Rồi cả những bộ quần áo diện đi làm, gặp bạn bè hay dự tiệc cũng trở lên hôi hám, và dĩ nhiên là bạn sẽ rất khó chịu,… Tất cả đều do một nguyên nhân mà bạn đã biết, đó là thời tiết nồm ướt.

Vậy, bạn giải thích ra sao về hiện tượng trời bị nồm ướt? Nguyên nhân tại sao thời tiết lại ẩm ướt như vậy? Và cách khắc phục hay xử lý hiệu quả tốt nhất khi sàn nhà, tường, trần bị nồm ướt đổ mồ hôi là gì? 

 
Giải thích hiện tượng tại sao trời bị nồm ẩm ướt & cách xử lý
 

Những món quà bạn không thể bỏ lỡ…!

Nếu bạn đang cần tìm một món quà thật hoàn hảo “CÓ 1 KHÔNG 2” cho mình hoặc dành tặng một ai đó mà bạn thực sự muốn làm hài lòng họ, thì đây là sự lựa chọn tuyệt vời nhất hiện nay tại Việt nam: Nên tặng quà gì ý nghĩa

 
Giải thích hiện tượng trời nồm ướt là gì?
Đặt một cốc nước đá ngoài không khí, bạn sẽ thấy thành cốc lấm tấm nước. Chẳng nhẽ nước rỉ ra ngoài? Không phải, đây chỉ là một hiện tượng vật lý đơn giản mà chúng ta có thể vận dụng để giải thích vì sao sàn nhà thường ẩm ướt trong tiết trời nồm.
Khi ta để cốc nước ngoài không khí, nhiệt độ trên thành cốc thấp hơn nhiệt độ môi trường. Do đó, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ lại, đọng thành giọt trên đó.
Ở miền Bắc nước ta, vào mùa xuân, sàn những ngôi nhà xây sát đất thường bị ẩm ướt, dính dấp rất khó chịu. Dân gian gọi đó là hiện tượng “nồm”. Cơ chế của nó cũng tương tự như hiện tượng cốc nước nói trên. Nghĩa là sàn nhà ẩm ướt do có 2 điều kiện: 
1. Không khí có nhiều hơi nước.
2. Nhiệt độ sàn nhà thấp hơn nhiệt độ không khí.
Sàn nhà không có khả năng hút ẩm, lại dẫn nhiệt kém. Thế nên nó sẽ làm cho lớp không khí chứa hơi nước sát bề mặt bị lạnh đi, tới điểm sương (nhiệt độ mà tại đó hơi nước ngưng tụ thành sương), đọng lại thành giọt, lấm tấm trên sàn.
Tuy nhiên, hiện tượng đổ mồ hôi thường chỉ xảy ra ở những ngôi nhà xây sát đất (tầng một, một tầng). Còn ở những ngôi nhà trên cao (tầng hai, tầng ba…), sàn lại không bị ẩm. Đó là do không khí tại những nơi đó ít hơi nước hơn.
 
Cách phòng chống và xử lý trời nồm ướt
– Biện pháp tối ưu trong những ngày trời nồm là chăm lau chùi nhà cửa, sử dụng máy móc để sấy khô vật dụng. Không lau nhà bằng giẻ ướt mà hãy dùng khăn khô để thấm hết nước, không khí ẩm bên ngoài vào, nền nhà sẽ ướt át khó chịu hơn.
– Nếu biết độ ẩm không khí tăng cao, sương mù nhiều, hãy đóng kín cửa, bịt các kẽ hở càng kín càng tốt để hạn chế không khí ẩm vào nhà. Nếu mở cửa cho thoáng, bạn sẽ làm nhiều không khí ẩm vào nhà và độ ướt nhẫy càng cao.
– Khi đã bị không khí ẩm vào nhà rồi, ngoài việc đóng kín cửa, nên dùng thêm biện pháp cưỡng bức là mở máy điều hòa 2 cục hoặc máy hút ẩm để khử ẩm.
– Thời tiết ẩm ướt cũng là nguyên nhân làm cho các thiết bị điện tử dễ bị hỏng hóc, chập cháy…Để khắc phục tình trạng này bạn cần cắm thiết bị liên tục ở chế độ chờ. Ngoài ra, bạn nên duy trì mỗi ngày để dàn máy hoạt động một vài tiếng.
– Để tránh hiện tượng rò điện, mọi người nên tránh kê trực tiếp đồ điện như tivi, điện thoại, máy tính, máy in.. xuống nền nhà hoặc kê sát vào tường. Nên đặt các thiết bị điện tử cao hơn mặt đất khoảng 1m và cách tường 10 – 15cm.
– Đối với quần áo, bạn nên hạn chế giặt trong những ngày trời nồm, nếu giặt thì phải đem phơi cho khô hẳn rồi mới cất quần áo vào tủ. Không nên hong quần áo bằng quạt vì sẽ khiến hơi nước ngưng tụ nhiều hơn. Đồng thời để hạn chế ẩm mốc, sử dụng một vài viên chống ẩm sẽ là biện pháp hiệu quả hơn cho tủ quần áo. Hoặc bạn có thể sắm một chiếc máy sấy quần áo hoặc mang quần áo ra hiệu sấy khô.
– Trời nồm cũng làm đồ ăn bị ẩm ướt dễ bị đốm mốc, gây nguy hại cho sức khỏe. Vì vậy đồ ăn nên cho vào tủ lạnh, không nên để bên ngoài.
– Đặc biệt, nấm mốc cũng có thể là nguyên nhân sinh bệnh, nhất là đối với người già, trẻ nhỏ. Cha mẹ không cho trẻ đi chân đất hoặc bò dưới sàn nhà ẩm ướt. Trẻ dễ bị nhiễm lạnh vì vậy cần mặc đủ ấm, tuyệt đối không mặc những quần áo còn ẩm, chưa khô hẳn. Đồng thời, chú ý chế độ dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trẻ bằng việc ăn uống cân đối, lành mạnh, bổ sung vitamin để tăng sức đề kháng chống bệnh tật.
– Mặt khác, để khắc phục tình trạng này, khi xây nhà các bạn có thể tham khảo cách làm sau: Chọn các vật liệu có tác dụng thấm nước tốt để hạn chế lượng nước đọng trên sàn. Trước khi làm nền, nên lót một lớp cách nhiệt bằng xỉ than hoặc các chất cách nhiệt khác để giảm sự chênh lệch nhiệt độ giữa không khí và sàn nhà. Sử dụng các cửa sổ, cửa ra vào thật kín. Ngoài ra, nên thiết kế nhà thông thoáng, trần cao, sử dụng sàn gỗ tự nhiên. Làm cách này, nhà của bạn sẽ không bao giờ lo bị ẩm ướt.
 
Tham khảo về: Hiện tượng tự nhiên bí ẩn
 
Một điều không ai mong muốn mỗi khi thời tiết mang lại cái cảm giác khó chịu bởi độ ẩm cao, sàn nhà như đổ mồ hôi, quần áo, chăn màn và nhiều vật dụng khác bị hôi hám. Hãy tham khảo bài viết giải thích về nguyên nhân tại sao có hiện tượng trời nồm ướt ở trên để hiểu và có cách khắc phục, xử lý hiệu quả tốt nhất khi thời tiết ẩm ướt khó chịu.