Giải thích hiện tượng vì sao bị thôi miên chính xác nhất


Giải thích hiện tượng vì sao bị thôi miên chính xác nhất

Thuật ngữ “THÔI MIÊN” không còn xa lạ đối với mỗi chúng ta. Tuy nhiên, để được hỏi thôi miên là gì và khi bị thôi miên sẽ như thế nào thì có lẽ rất ít người được hiểu xâu xa về nó. Gần đây, có nhiều tin đồn thực hư về chuyện thôi miên, có người bị thôi miên và mất hết tiền bạc, của cải mà không biết mình bị mất, thậm chí là tự nguyện đưa tài sản của mình cho một người xa lạ. Vậy, chúng ta sẽ lý giải ra sao về hiện tượng bí ẩn này? Nguyên nhân cũng như cách phòng tránh ra sao?

Cho đến ngày nay, không ít những bài viết mà bạn đã tìm hiểu đề cập rất nhiều đến thuật thôi miên, nhưng chúng ta vẫn thường chỉ thấy được người bị thôi miên sẽ như thế nào? Còn về bản chất và nguyên nhân của hiện tượng, có lẽ vẫn là một câu hỏi còn khá mới lạ. Vậy, liệu chúng ta có thể giải thích chính xác nhất về hiện tượng vì sao bị thôi miên được không? Hãy tham khảo những gì VPEC xin chia sẻ dưới đây:

 
Giải thích hiện tượng vì sao bị thôi miên chính xác nhất 1
 
Thôi miên để lừa đảo cướp tài sản
Sau rất nhiều vụ lừa đảo trong những năm vừa qua nguyên nhân do nạn nhân bị thôi miên, câu hỏi đặt ra là cách chống thôi miên như thế nào? Dưới đây là những hướng dẫn tránh thôi miên giúp nhiều người có tâm lý hoang mang lo sợ vì không biết làm thế nào để không bị thôi miên.
“Trước tiên, bạn nên hạn chế tiếp chuyện với người lạ ở những nơi hoang vắng, hoặc khi ở một mình. Nếu trường hợp cần  tiếp chuyện với người lạ, thì không quá chăm chú nhìn mắt của họ, và nên thường xuyên cử động để mắt họ không nhìn lâu vào mắt, vào gáy mình.”
Theo ông Không Nguyên (võ sư Thiếu lâm Nam phái) , thôi miên lừa đảo đã xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1975 và từ miền Nam ra. Việc này trước kia hay xảy ra ở các tỉnh lẻ, nhưng gần đây lại nổi lên nhiều ở Hà Nội.
Ông Nguyên cho rằng, con người có rất nhiều khả năng tiềm tàng nên có thể tự luyện tập được thôi miên. Ngoài phương pháp luyện thôi miên bằng cách buổi sáng nhìn mặt trời mọc, ban đêm nhìn mặt trăng, còn một phương pháp nữa là luyện nhìn xoáy vào gáy (tiểu não) người khác.
Gáy là nơi điều tiết kiểm soát hệ vận động của con người. Người luyện thôi miên có sóng năng lượng cao hơn sóng não của người bình thường nên điều khiển được đối tượng.
Ông Không Nguyên cho biết thêm, người có năng lực chỉ cần nhìn vào mắt đối tượng là đã thôi miên được, nhưng ít người đạt “cảnh giới” này.
 
Vậy thôi miên là gì?
Từ “thôi miên” bắt nguồn từ chữ “Hypnos” dịch từ nghĩa tiếng Hy Lạp sang tiếng Việt là “ngủ”. Tuy nhiên, trạng thái thôi miên không thật sự liên quan đến giấc ngủ. Thật ra thì thôi miên có thể giống như một trạng thái nằm ở giữa giấc ngủ và thức nhiều hơn.
Thôi miên là trạng thái thay đổi của nhận thức, khi đối tượng trở nên hoàn toàn thư giãn và mất hết mọi mối liên hệ với thế giới bên ngoài và chìm vào thế giới tâm linh huyền bí, như thể họ đang xem một bộ phim cực kỳ lôi cuốn.
Trạng thái này được sử dụng trong khoa tâm thần học để tiếp cận với tiềm thức con người một cách dễ dàng hơn, do vậy một khi đã bị thôi miên, bạn sẽ phải làm theo mọi thứ mà “chủ nhân” của mình yêu cầu, bất chấp điều đó có ngu xuẩn hay ác độc đến thế nào đi nữa. “Yes, master” – đó là điều đầu tiên mà mọi tay thôi miên muốn nghe thấy.
 
Giải thích hiện tượng vì sao bị thôi miên chính xác nhất 2
 

Những món quà bạn không thể bỏ lỡ…! 

Nếu bạn đang cần tìm một món quà thật hoàn hảo “CÓ 1 KHÔNG 2” cho mình hoặc dành tặng một ai đó mà bạn thực sự muốn làm hài lòng họ, thì đây là sự lựa chọn tuyệt vời nhất hiện nay tại Việt nam: Nên tặng quà gì ý nghĩa

 
Vậy nên cảnh giác với “thôi miên” bằng cách nào?

Đa số kẻ xấu sẽ tìm mọi cách bắt chuyện cởi mở, nói liên tục và nhìn thẳng vào mắt đối tượng để thu hút sự chú ý, từ đó gây ảnh hưởng trường năng lượng để át chế não, khi đối tượng hơi mê mê là lập tức điều khiển.
Tùy đối tượng mà thời gian thôi miên lâu hay mau, nhưng khi đối tượng bị cuốn vào câu chuyện tới lúc kết thúc chỉ khoảng hơn 2 phút.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải (Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người), một số kẻ xấu còn dùng thuốc mê nước, hương liệu tẩm vào đồ vật làm nạn nhân mê muội tạm thời.
Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc gây mê, kẻ lừa đảo phải tự giật đồ, lấy của nạn nhân, chứ không thể sai khiến đối tượng lấy đồ đưa cho kẻ gian được.
Thường xuyên cử động để tránh thôi miên
Theo Th.S BS Đào Trần Thái (Đại học Y TP Hồ Chí Minh), thôi miên chỉ có thể làm được khi đối tượng chỉ có một mình. Nơi đông người dễ va chạm phải nhau, trò chuyện, gọi nhau sẽ không có cơ hội cho kẻ xấu ra tay. Vì vậy, trẻ em, phụ nữ và thanh niên trẻ tuổi khi chỉ có một mình thì không nên hào hứng bắt chuyện ngay với người lạ.
Ông Không Nguyên cũng cho biết là phải dè chừng khi tiếp chuyện với người lạ, không quá chăm chú nhìn vào mắt họ và thường xuyên cử động, quay đi quay lại để ánh mắt của họ không nhìn lâu được vào mắt, vào gáy mình. Trí não luôn nghĩ nhiều việc khác để không bị cuốn vào câu chuyện của họ.
Khi tư tưởng không tập trung vào kẻ xấu sẽ giảm thiểu bức xạ từ sóng não của họ phát ra tránh thôi miên , hoặc làm những bức xạ đó không ảnh hưởng tới mức bị lệ thuộc hoàn toàn vào sóng năng lượng của kẻ xấu.
Tập yoga, tập thiền, dưỡng sinh … là một trong những cách để giúp cơ thể tạo ra sóng từ trường có khả năng chống lại thôi miên.
Ông Không Nguyên khuyên rằng, muốn chống đỡ với thôi miên, mọi người nên tự mình tạo ra trường năng lượng mạnh bằng tập yoga, tập thiền, dưỡng sinh… để có sự tập trung tốt, có góc nhìn tốt hơn, khái quát hơn về cuộc sống xung quanh. Đặc biệt là tạo cho cơ thể một từ trường năng lượng mạnh, khiến thôi miên không thể tác động được.
PGS. TS Võ Văn Bản, Phó Tổng Giám đốc Bệnh viện Việt – Pháp tư vấn: Khi giao tiếp với người lạ, nên luôn ngắt câu chuyện đang nói, ngoảnh mặt đi chỗ khác, chủ động làm việc khác để chấm dứt sự dẫn dắt của kẻ xấu. Nếu thấy mi mắt nặng, chân tay khó cử động… cần cắt ngay câu chuyện với người lạ. Nếu đã bị thôi miên mất của, cũng đừng hoảng sợ vì sau thôi miên con người chỉ bị ảnh hưởng vài phút, rồi trở lại bình thường, không bị ảnh hưởng gì về sức khỏe.
 
Giải thích hiện tượng vì sao bị thôi miên chính xác nhất 3
 
Những người nào dễ bị thôi miên?
Theo Nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Ngọc: “Người dễ bị thôi miên là những người yếu đuối. Nhưng không vì thế mà cho rằng nữ dễ bị thôi miên hơn nam, bởi có những người nam cũng yếu đuối và có những người nữ lại rất mạnh mẽ. Những người hay lưỡng lự, không quyết đoán trước một vấn đề cũng dễ bị thôi miên”.
Nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Ngọc, Bộ môn Dự báo, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người cho rằng, những người bị thôi miên chủ yếu là những người yếu đuối. Những người này thường là do luân xa yếu (trong Đông Y gọi là 7 huyệt đạo).
Những kẻ đi thôi miên để lừa đảo sẽ bằng những cách riêng để tự kiểm tra năng lượng của đối tượng chúng cần thôi miên xem có thắng được năng lượng của người đó không. Nếu cảm thấy thắng được chúng sẽ tiến hành. Nhiều người vẫn tỉnh táo nhưng không thể điều khiển được chính mình, hoặc có trường hợp không biết gì cả.
Cụ thể hơn, Th.S BS chuyên khoa II Đào Trần Thái (Đại học Y TP Hồ Chí Minh) cho biết, người dễ bị thôi miên là những người dễ bị ám thị.
Ám thị là sự tiếp nhận thụ động tác động tâm lý từ bên ngoài, gây biến đổi nhất định về thể chất, tâm thần và là hiện tượng tâm lý bình thường.
Theo bác sĩ Đào Trần Thái, tính ám thị khi bị thôi miên dao động tùy lứa tuổi, tăng cao ở những người trẻ tuổi (lúc nhân cách chưa ổn định và chưa hoàn chỉnh). Những người trẻ chưa có gia đình, tuổi thanh thiếu niên dễ bị ám thị. Những người tính tình thiên về cảm xúc, không sống về lý trí dễ bị thôi miên.
Tính dễ bị ám thị còn phụ thuộc vào trình độ nhận thức, kinh nghiệm sống, tình trạng sức khỏe và nhân cách. Những người nhận thức kém, ít trải nghiệm trong cuộc sống, sức khỏe kém, đang ở trong tình trạng mệt mỏi… cũng rất dễ bị thôi miên.
 
Tham khảo về: Hiện tượng tự nhiên bí ẩn
 
Đến đây, là tất cả những gì mà VPEC có được những tư liệu giải thích khá rõ ràng về hiện tượng vì sao bị thôi miên. Có thể nó chưa phải là một câu trả lời chính xác nhất về ma thuật bí ẩn này, nhưng cũng là cơ sở khoa học lý giải về nguyên nhân và cách giải mã “THÔI MIÊN”